Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

thực hiện dự án nâng cao năng lực truyền thông Y tế trường học (2011 – 2013)

  
      Bước sang năm thức 3 (2011- 2013) triển khai “Dự án nâng cao năng lực, truyền thông YTTH” (DANCNLTTYTTH), chúng tôi xin ngắn gọn đôi điều trao đổi của mình thu được qua hoạt động giám sát dự án y tế trường học tại các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam, những suy nghĩ cần trao đổi
gồm 3 vấn đề:

- Về nhận thức tầm quan trọng của công tác Y tế trường học hiện nay.

- Về  tổ chức bộ máy Y tế trường học hiện nay làm sao để đáp ứng được nhiệm vụ?

- Những khó khăn thường gặp khi thực hiện công tác YTTH và những giải pháp cần khắc phục

    I. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác Y tế trường học (YTTH)

      Chúng ta đều thấy, nếu thiếu công tác này trong hoạt động cộng đồng, thì có nghĩa là sẽ thiếu sự tương tác của xã hội đến lĩnh vực Sức khoẻ học đường. Một thực tế ở các nước phát triển đã cho thấy, sức mạnh nguồn nhân lực ở mỗi Quốc gia có tốt hay không là tuỳ thuộc vào sự đầu tư đúng hay không trong Giáo dục và Đào tạo, trong đó có đầu tư cho công tác YTTH. Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất kì quốc gia, dân tộc nào, bởi phải có những con người đủ khả năng, trình độ mới khai thác tốt các nguồn lực khác (1). Ở nước ta thời điểm hiện nay, với dân số trên 90 triệu, thì có đến một phần tư hoặc một phần ba dân số là đang độ tuổi học sinh, đây chính là nguồn nhân lực tiềm năng của nước ta, nếu chúng ta thật sự coi trọng sức mạnh nguồn nhân lực của dân tộc thì rất cần phải đầu tư cho chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nguồn nhân lực quý báu này, trước hết, đó là đầu tư cho chăm sóc con người về sức khoẻ và đào tạo. Bởi vậy trước hết, để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của YTTH, công tác nâng năng lực, truyền thông YTTH phải là công việc đi trước một bước và đó là lý do của việc hình thành dự án này.


      II. Vậy tổ chức bộ máy Y tế trường học hiện nay làm sao để đáp ứng được nhiệm vụ?

      Về thực trạng màng lưới YTTH ở nước ta

      Hiện nay, ai cũng thấy, cái gọi là “màng lưới YTTH” hiện nay của Việt nam thì chưa thể được xứng gọi đó là “một tổ chức mạng lưới”, mà thực trạng “tổ chức YTTH” đó hiện nay của chúng ta chỉ nên được xem là “có danh mục” ở tuyến y tế các trường học chứ chưa có “hệ thống của nó trong ngành Giáo dục & Đào tạo” (GDĐT) như các ngành khác. Có thể nói, vai trò quan trọng của YTTH đối với mỗi Quốc gia thì ai cũng đã nhận ra, nhưng đến giờ này, do chúng ta vẫn chưa đặt YTTH vào đúng vị trí của nó trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, do vậy, YTTH ở Việt nam hiện nay vẫn chưa có “Một tổ chức màng lưới” và chưa thể xứng đáng với sứ mệnh chính trị đáng có của nó như chúng ta vẫn thường nói “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”. Bởi lẽ, nếu đã “vì tương lai con em chúng ta” thì YTTH Việt nam ngày nay lẽ ra đã phải có một tổ chức trưởng thành, phát triển vững chắc. Chúng ta biết rằng, trong nhiều năm qua, dù YTTH đã được sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng nhưng hoạt động YTTH do chưa được xem phải là bắt buộc phải có cho nó một bộ máy tổ chức như là một hệ thống y tế chuyên biệt cho ngành GDĐT, cho nên, hiệu quả công tác YTTH hiện nay còn rất hạn chế. Đây là lỗi hệ thống dẫn đến, ngành GDĐT hiện nay vẫn chưa có hệ thống y tế ngành dọc cho ngành mình như nhiều Bộ ngành khác (ví dụ các Bộ có Trung tâm Y tế cho ngành mình là các Bộ Xây dựng, Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp, …). Vì vậy, ngành GDĐT không có hoạt động chỉ đạo tuyến chuyên nghiệp về y tế của ngành GDĐT, nhất là về YTTH. Cũng vì vậy mà Bộ GDĐT không có tổ chức hệ thống YTTH cho ngành mình từ Trung ương xuống cơ sở, bởi thế, YTTH của ngành GDĐT sẽ thiếu cơ sở vật chất, không có biên chế nhân lực, lương bắt buộc. Vì vậy mà quyền lợi nghiệp vụ của nhân viên YTTH cho ngành GDĐT không đảm bảo, nhân lực YTTH vì vậy thường không ổn định. Duy nhất trong cả nước hiện nay, chỉ có Sở GDĐT Thừa Thiên – Huế có Trung tâm Y tế học đường cho ngành mình ở cấp tỉnh.

      Hiện trạng tổ chức YTTH ở tuyến địa phương, ta có thể thấy, trong khi Bộ GDĐT chưa có y tế ngành cho ngành mình như nêu trên thì theo các chuyên gia YTTH, tại các tỉnh/thành, tại các Uỷ ban Nhân dân (UBND) các cấp vẫn phải có Ban YTTH làm đầu mối quản lý YTTH của các trường trên địa bàn. Ban YTTH này của các địa phương (“Hệ thống ngành ngang”) sẽ đảm nhiệm giải quyết các chính sách hỗ trợ cho hoạt động YTTH của các trường học trên địa phương mình, trong đó vấn đề ngân sách hoạt động. Mặt khác, do tình trạng YTTH của ngành GDĐT như vậy nên ngành GDĐT hiện nay tại các địa phương đã quá trông chờ vào ngành y tế, nhiều đơn vị GDĐT còn xem YTTH là trách nhiệm nghiệp vụ của ngành Y tế, không đúng với tinh thần nhận thức trách nhiệm công tác YTTH của ngành Giáo dục & Đào tạo đã được quy định tại quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành. Thiết nghĩ, nếu đơn vị nào của ngành GDĐT còn tư duy như vậy, thì đơn vị đó của ngành GDĐT đã chưa thực sự chủ động để xây dựng cho đơn vị mình bộ máy y tế đặc thù nhằm chăm lo sức khoẻ viên chức, người lao động, học sinh trong ngành mình. Cần phải xác định rõ, hệ thống YTDP của các tỉnh/thành có chức năng quản lý Nhà nước về YTTH chứ không phải là cơ quan đảm nhiệm nghiệp vụ YTTH cho ngành GDĐT.

      Phương pháp điều hành YTTH hiện nay: Theo các chuyên gia, nên có Ban chỉ đạo YTTH ở các cấp, ví dụ ở cấp Quốc Gia (cấp Nhà nước) đại diện lãnh đạo chung của Ban này là thành viên Văn phòng Chính Phủ, phó là đại diện các Bộ ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài Chính…). Ban chỉ đạo YTTH của UBND các cấp chính quyền cũng gần tương tự và ở Bộ GDĐT cũng có Ban chỉ đạo YTTH của Bộ GDĐT. Ban chỉ đạo YTTH (2) phải có phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo YTTH, trong đó, Ban chỉ đạo YTTH Quốc gia chịu trách nhiệm hoạt động chỉ đạo chung và hoạt động nghiệp vụ YTTH phải là hoạt động của y tế ngành GDĐT, đó là chuỗi hoạt động hệ thống từ Trung tâm y tế của Bộ GDĐT đến hệ thống YTTH của nó ở các tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường. Tóm lại, cấu trúc để triển khai hoạt động từ Trung ương là phải có đại diện Văn phòng Chính phủ làm trưởng Ban và phó Ban là đại diện lãnh đạo các Bộ ngành có liên quan (Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Tài Chính…), trong đó, phó Ban thường trực là đại diện của Bộ GDĐT.

      Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch ngân sách cho YTTH

      Công tác YTTH phải có kế hoạch. Giám sát thực hiện kế hoạch YTTH tại ngành GDĐT các tỉnh/thành phía Nam, các chuyên gia YTTH của ngành Y tế thường thấy, trong kế hoạch của nhiều đơn vị YTTH của ngành GDĐT chỉ nội dung và lịch sẽ hoạt động nhưng không có dự kiến kinh phí để đáp ứng. Ở tầm Quốc gia, kế hoạch YTTH phải được xây dựng từ kết quả các Hội thảo Khoa học định hướng của Ban Chỉ đạo YTTH của Quốc Gia, có tầm 05 năm, 10 năm và 20 năm. Từ chủ trương định hướng Quốc gia về YTTH và từ thực tế yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh/thành và của ngành GDĐT mà Ban chỉ đạo YTTH mỗi tỉnh/thành xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn và mỗi giai đoạn phải có kế hoạch năm, các kế hoạch này phải được lãnh đạo quản lý ngân sách của Chính quyền, Bộ ngành phê duyệt. Khi xây dựng kế hoạch hoạt động YTTH hàng năm, ngành GDĐT các tỉnh/thành rất nên có tư vấn của cơ quan YTDP các tỉnh/thành để xây dựng kế hoạch hoạt động nhất là về dự toán kinh phí cho phù hợp với năng lực YTTH của địa phương mình và qua xây dựng kế hoạch này, YTTH của ngành GDĐT các tỉnh/thành sẽ có cơ hội sử dụng nguồn tài chính theo quy định từ ngân sách chứ không chỉ là từ kinh phí trích lại từ nguồn bảo hiểm y tế học sinh.

        III. Tóm lại, những khó khăn thường gặp khi thực hiện công tác YTTH và những giải pháp cần khắc phục
        A. Hiện nay YTTH của ngành GDĐT đang có những khó khăn phổ biến sau:
        Thiếu tổ chức Y tế ngành để tự quản, chỉ đạo nghiệp vụ YTTH trong ngành GDĐT
        Thiếu nguồn nhân lực cho công tác YTTH tại các tuyến trường học, vì nó không hấp dẫn nhân viên y tế gắn bó nghề nghiệp trong ngành GDĐT để phục vụ YTTH bởi họ không được hưởng lương theo biên chế, có chăng cũng quá thấp, vì vậy hiện nay, phổ biến nhân viên y tế (nếu có) tại các trường phổ thông thì chủ yếu là nhân viên YTTH kiêm nhiệm, không chuyên nghiệp, làm tạm thời, rồi lại chuyển đi, sau đó y tế nhà trường lại được thay thế mới do người cũ thôi việc, do vậy tuổi nghề của các nhân viên YTTH tại nhiều trường học thường dưới 2 năm. Kết quả ghi nhận lớp tập huấn SKTH 2012 (3) cho ngành GDĐT tại Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng TPHCM đã cho thấy, đa phần số học viên này mới công tác YTTH mới được 02 năm, trong đó 32% là y sĩ và 27% giáo viên kiêm nhiệm, có tỷ lệ 51% học viên ngành GDĐT được tập huấn về SKTH từ 1 đến 2 lần/năm, nhưng cũng đáng chú ý là có đến 43% học viên ngành GDĐT chưa lần nào được tập huấn SKTH, đó là tỷ lệ khá cao.
          Hạn chế kinh phí do YTTH ngành GDĐT khi xây dựng kế hoạch theo luật định thì không có kế hoạch tài chính đính kèm cho hoạt động YTTH (Hiện nay, hoạt động YTTH chủ yếu là lấy từ Bảo hiểm Y tế học sinh trích lại. Ai cũng biết rằng, đây chưa phải là tiền từ ngân sách dành cho  hoạt động YTTH).
          B. Giải pháp chủ yếu
          1. Về tình thế trước mắt, nếu ngành GDĐT và các trường học trên cả nước quán triệt tốt quyết định số 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì Ban YTTH các trường sẽ có thể cùng Y tế nhà trường xây dựng được kế hoạch YTTH hàng năm, trong đó có kế hoạch tài chính để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động YTTH của nhà trường. Nếu làm được điều này, ngành GDĐT các tỉnh/thành mới thể hiện đúng vai trò chủ động tích cực của mình trong công tác YTTH.
          2. Về giải pháp lâu dài Bộ GDĐT nên khắc phục lỗi hệ thống thì các vấn đề khó khăn nêu trên sẽ dần được khắc phục

               Nguồn: http://www.ihph.org.vn/index.php/


          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét